5 loại ứng dụng độc hại trên Android bạn nên tránh xa
Bên cạnh những ứng dụng đem lại lợi ích cũng có những ứng dụng chỉ để quảng cáo, lợi dụng sự đơn giản và tiện lợi để lừa gạt người dùng. Sau đây là 5 ứng dụng độc hại không nên cài trên smartphone Android, cùng MobiGo theo dõi trong bài viết sau.
5 loại ứng dụng độc hại hãy xoá ngay và đừng nên cài trên smartphone
5 loại ứng dụng độc hại trên smartphone Android
1. Ứng dụng tăng RAM, chơi game mượt
Hiện nay trên các cửa hàng ứng dụng bạn có thể dễ dàng tìm được các ứng dụng với tiêu đề 4GB RAM, 10GB RAM với mô tả tăng lượng RAM trên smartphone. Vì RAM là một linh kiện nên bạn không thể tăng nó lên chỉ thông qua ứng dụng được, những ứng dụng này chỉ dọn dẹp các ứng dụng chạy ẩn trên smartphone mà việc đó thì Android đã làm rất tốt rồi bạn hoàn toàn không cần tải thêm ứng dụng.
Ứng dụng tăng RAM, chơi game mượt thực chất chỉ dọn dẹp các ứng dụng chạy ẩn trên smartphone
Mặt khác, việc ép các ứng dụng không chạy ẩn không phải lúc nào cũng tốt nó làm các ứng dụng khởi động chậm cũng như hoạt động không ổn định.
2. Ứng dụng cho vay tiền
Đây là một ứng dụng có tên gọi khá hấp dẫn với người dùng với những dòng mô tả "thủ tục đơn giản", "không cần thế chấp", "nhận tiền sau 30 phút xét duyệt" dễ dàng thuyết phục người dùng tải về và sử dụng.
Có nhiều người đã sử dụng và để lại những phản ánh không tốt như chưa tới hạn đã gọi điện hối thúc với số lượng cuộc gọi lên đến hàng chục, lúc chưa mượn thì nhân viên nhỏ nhẹ, lịch sự, lúc mượn rồi thì nhân viên như xã hội đen nói chuyện thô tục, lúc mượn thì để lãi suất thấp mượn rồi thì lãi mẹ đẻ lãi con,...
Để tránh những rũi ro như trên nếu bạn có nhu cầu về kinh tế cần vay mượn thì nên đến trực tiếp những cơ quan, ngân hàng được nhà nước ủy quyền.
3. Ứng dụng tăng tốc sạc pin
Người dùng ngày càng có nhu cầu sử dụng smartphone nhiều hơn và dường như là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, kéo theo đó là nhu cầu về pin trâu hơn, sạc nhanh hơn. Pin trâu và sạc nhanh là những vấn đề về phần cứng nhưng một bộ phận người dùng chọn cách tải ứng dụng để giải quyết nó.
Những ứng dụng này thường chạy ẩn làm smartphone hao pin hơn, một số ứng dụng dùng cách nhồi nhét làm pin mau nóng giảm tuổi thọ pin, mục đích của các ứng dụng này chỉ để quảng cáo. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng nhiều thì bạn nên chọn một smartphone có dung lượng pin lớn để mua hoặc bạn có thể mua sạc dự phòng.
4. Ứng dụng định vị người khác
Định vị người khác mà không được sự cho phép của họ, đây là một hành động vi phạm pháp luật chỉ có cơ quan tổ chức được nhà nước cấp phép mới có quyền thực hiện, để thực hiên họ cần có nhiều thiết bị tinh vi và một đội ngũ về công nghệ thông tin.
Đây không phải việc đơn giản mà bạn chỉ cần tải ứng dụng về là có thể làm được vì vậy những ứng dụng với mô tả và quảng cáo có thể định vị người khác qua cuộc gọi, Facebook,... hoàn toàn là những ứng dụng với chức năng quảng cáo và không hề có việc định vị người khác chỉ thông qua ứng dụng trừ khi người đó chia sẻ vị trí cho bạn.
5. Ứng dụng đánh bạc online
Nhiều người dùng nghĩ rằng việc đánh bạc online qua ứng dụng hay qua web là không vi phạm nhưng theo luật mọi hình thức đánh bạc với việc cược bằng hiện vật, tiền đều vi phạm pháp luật và bị chế tài.
Ngoài ra những ứng dụng hay web đánh bạc còn lợi dụng để lừa gạt, chiếm đoạt của cải, tiền bạc của người dùng. Vi vậy bạn tuyệt đối nên tránh xa những ứng dụng đánh bạc online không chỉ vi phạm pháp luật mà còn có nguy cơ bị lừa gạt.
5 cách phát hiện các ứng dụng độc hại trên Android
Theo báo cáo mới nhất của Google, chỉ tính riêng trong năm 2017 đã có tới 37 triệu ứng dụng độc hại được gỡ bỏ khỏi Google Play nhờ tính năng Play Protect. Mặc dù vậy, bạn cũng nên áp dụng thêm một số biện pháp phòng ngừa sau đây bởi việc cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play thường ẩn chứa nhiều rủi ro khiến người dùng dễ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân và tiền bạc.
Cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play có thể khiến người dùng dễ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân và tiền bạc
1. Hạn chế cài đặt các ứng dụng có nguồn gốc không rõ ràng: Google sử dụng nhiều cơ chế bảo mật khác nhau và đảm bảo rằng các ứng dụng bạn tải xuống đều an toàn, đơn cử như Play Protect. Để kích hoạt, bạn hãy mở ứng dụng Google Play trên smartphone, bấm vào biểu tượng menu ở góc trên bên trái và chọn Play Protect. Trong cửa sổ tiếp theo, người dùng chỉ cần kích hoạt hai tùy chọn Scan device for security threats (quét thiết bị để biết các mối đe dọa bảo mật) và Improve harmful app detection (cải thiện phát hiện ứng dụng độc hại).
2. Tránh các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba: Mặc dù các cửa hàng của bên thứ ba thường cung cấp nhiều ứng dụng tuyệt vời, tuy nhiên đi kèm theo đó là những nguy cơ bị tấn công từ xa. Ngoài Google Play, bạn có thể tham khảo thêm hai cửa hàng ứng dụng miễn phí sau đây mà không cần lo lắng về vấn đề bảo mật. Đầu tiên là F-Droid, đây là một dự án phần mềm do cộng đồng phát triển, với chính sách cụ thể và quy trình xem xét đơn đăng ký nghiêm ngặt. Bên cạnh đó còn có APKMirror, đây không phải là cửa hàng ứng dụng mà là một dự án phần mềm do cộng đồng quản. Nó cho phép bạn cài đặt các ứng dụng không có trên Cửa hàng Play do hạn chế địa lý, cung cấp các phiên bản cũ của những ứng dụng phổ biến hoặc các phiên bản mới.
3. Hạn chế quảng cáo với AppBrain: Quảng cáo là nguồn doanh thu giúp các lập trình viên duy trì và phát triển ứng dụng, tuy nhiên đã có không ít người cố tình chèn thêm adware để hiển thị quảng cáo vô tội vạ… Đầu tiên, bạn hãy cài đặt ứng dụng AppBrain Ad Detector tại địa chỉ http://bit.ly/appbrain-1. Mặc định, AppBrain Ad Detector sẽ tự động kiểm tra và hiển thị thông tin về các ứng dụng phiền nhiễu hoặc phần mềm độc hại, có thể đánh cắp dữ liệu cá nhân và khiến người dùng bị mất tiền. Ngoài ra, ứng dụng này còn liệt kê danh sách các mạng quảng cáo được nhúng trong từng ứng dụng, đơn cử như AdMob, Millennial Media, ChartBoost, Tapjoy...
4. Đọc kỹ phần mô tả ứng dụng: Phần mô tả sẽ nêu bật các tính năng chính của ứng dụng. Trước khi cài đặt, bạn nên đọc kỹ phần mô tả, nếu phát hiện cấu trúc câu không đúng, ngữ phép sai, lỗi chính tả… người dùng nên cân nhắc trước khi cài đặt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra số lượt tải xuống và thông tin của nhà phát triển. Để kiểm tra ứng dụng có phải là bản giả mạo hay không, bạn hãy kiểm tra chính tả. Ví dụ: WhatsApp Messenger được phát triển bởi WhatsApp Inc. Nếu bạn thấy “WhatsUp” hoặc “WhatzUp Messenger” hãy bỏ qua nó.
5. Luôn cài đặt bản cập nhật hệ thống: Google luôn phát hành bản cập nhật bảo mật hàng tháng cho Android để vá các lỗ hổng bảo mật và cập nhật tính năng. Tuy nhiên, không phải mọi nhà sản xuất điện thoại đều phát hành bản cập nhật kịp thời. Do đó, khi chọn mua smartphone, người dùng nên lựa chọn thiết bị dễ cập nhật trong vòng vài năm như Google, LG…
Top 5 ứng dụng diệt virus cho Android tốt nhất năm 2019
Dấu hiệu điện thoại android có thể bị nhiễm virus:
- Thiết bị thường xuyên chạy chậm
- Điện thoại hay bị lỗi đóng băng, bị treo
- Pin sử dụng xuống cấp, dễ bị chai pin, thời lượng pin giảm nhanh.
- Cước dữ liệu tăng đột biến do virus ứng dụng chạy ngầm
Top 5 ứng dụng diệt virus cho Android trên điện thoại tốt nhất khi bị lây nhiễm
► Avast Antivirus (Avast Mobile Security): Avast từ lâu là một phần mềm diệt virus rất nổi tiếng dành cho PC nhưng sau này nhà phát triển thêm apps mở rộng phiên bản diệt virus dành cho mobile, một phiên bản mới phù hợp dành cho các dòng máy smartphone android. Phiên bản Avast Mobile Security (còn có tên khác là Avast Antivirus) là phiên bản miễn phí, các tính năng cơ bản như diệt virus, chống trộm, chống phần mềm lừa đảo, hỗ trợ các tính năng khác như khóa ứng dụng, xóa dữ liệu cá nhân nhưng vì sử dụng miễn phí nên thường hay xuất hiện quảng cáo.
► Mobile Security & Antivirus: ESET Mobile Security là phiên bản miễn phí dành cho các mẫu smartphone Android với nhiều chức năng diệt virus, khóa từ xa, báo cáo an ninh, chống các phần mềm gián điệp. Phần mềm giúp bảo thiết bị của bạn chống lại các vấn đề an ninh mạng, bao gồm các cuộc tấn công ransomware, bảo vệ ứng dụng trước các truy cập trái phép, chủ động chống trộm bằng cách định vị hoặc bảo vệ dữ liệu mật trong điện thoại.
► 360 Security – Antivirus: 360 Security là phần mềm tối ưu hóa và bảo vệ điện thoại tất cả trong một, hiện có 200 triệu người trên toàn cầu ưa chuộng sử dụng ứng dụng này để bảo vệ điện thoại tránh khỏi các phần mềm độc hại, dọn dẹp dữ liệu, tối ưu tốc độ sử dụng smartphone dòng android. Ngoài việc tối ưu máy, 360 Security là phần mềm diệt virus cho android đáng tin cậy và có tính năng chống trộm, chống các virus xâm nhập, malware, ransomware, tăng cường pin, khóa bảo mật an toàn.
► Security Master (CM Security): Security Master (hay còn gọi là CM Security) là ứng dụng giao diện thân thiện, gọn gàng người dùng dễ dàng sử dụng. với nhiều chức năng tiện ích phù hợp cho điện thoại Android, nó được trang bị công cụ chống phần mềm độc hại, diệt virus, dữ liệu độc hại, quét file, xóa các tệp không cần thiết để tối ưu máy. Là ứng dụng được nhiều người tin dùng vì chức năng diệt virus cho điện thoại Android và bảo mật miễn phí nhưng phần mềm vẫn còn nhiều hạn chế như không bao gồm tường lửa, không có tính năng chống trộm.
► McAfee Mobile Security: McAfee Mobile Security là ứng dụng diệt virus cho Android miễn phí và bảo mật điện thoại giúp bảo vệ quyền riêng tư của bạn trong khi nâng cao hiệu suất của điện thoại hoặc máy tính bảng. Được trang bị một công cụ bảo mật mạnh mẽ được cung cấp McAfee Global Threat Intelligence cung cấp tính năng quét, loại bỏ virus và bảo mật di động nâng cao để chống lừa đảo, spam, ứng dụng rủi ro và mối đe dọa internet bên ngoài khi lướt web.
Mặc dù là các ứng dụng diệt virus cho android tốt nhất nhưng các ứng dụng vẫn còn nhiều mặc hạn chế, chưa thể bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thiết bị di động của bạn trước các nguy cơ tiềm ẩn từ các tệp độc hại, malware, ransomware, và website xấu. Bạn cần tránh xa, hạn chế sử dụng các ứng dụng xấu, không truy cập trang web xấu để điện thoại di động không bị nhiễm virus.
Trên đây là bài viết giới thiệu 5 loại ứng dụng độc hại trên Android bạn nên tránh xa. Hy vọng bạn sẽ bảo vệ tốt chiếc điện thoại của mình. Nếu gặp vấn đề với điện thoại và không thể tự khắc phục được, bạn có thể mang “dế iu” đến các chi nhánh của MobiGo ở TP.HCM và Đà Nẵng để được kiểm tra hoặc tư vấn. Liên hệ hotline 0939119770 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Apple chính thức ra mắt iOS13.2: Có gì đặc biệt?
Sản phẩm mới
-
Soyes XS16
Dự kiến: 1,490,000 đ -
Balmuda Phone
Dự kiến: 2,690,000 đ -
Pixel 8 Pro
Dự kiến: 11,990,000 đ -
Google Pixel 8
Dự kiến: 9,790,000 đ -
Google Pixel 7A
Dự kiến: 5,790,000 đ -
INOI 288S 4G
Dự kiến: 1,150,000 đ -
Google Pixel 7 Pro
Dự kiến: 7,990,000 đ -
Google Pixel 7
Dự kiến: 6,490,000 đ -
Unihertz Atom
Dự kiến: 2,990,000 đ -
CAT S22 Flip
Dự kiến: 2,490,000 đ -
Sharp Aquos R5G
Dự kiến: 3,290,000 đ -
Blackview BV9900E
Dự kiến: 3,490,000 đ -
Sonim XP3800
Dự kiến: 990,000 đ -
Sharp Aquos Zero 2
Dự kiến: 2,490,000 đ -
Unihertz Jelly Star
Dự kiến: 5,990,000 đ