Hanxin Chip - Cú lừa tỉ USD, "nỗi nhục" muốn quên đi của Trung Quốc
Nổi tiếng là công xưởng giá rẻ của thế giới nên Trung Quốc luôn muốn chứng tỏ mình cũng là một cường quốc khoa học và công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh với phương Tây. Trung Quốc đã thành công trong việc đưa người lên không gian, thành lập khu công nghệ cao, mà theo truyền thông Trung Quốc, không hề thua kém thung lũng Silicon của Mỹ và triển khai công nghệ mạng 3G của riêng mình vào thời điểm đó. Thành phố Thượng Hải lại là nơi có tham vọng trở thành trung tâm sản xuất chip điện tử hàng đầu thế giới.
Vì thế, công trình của ông Trần đã cụ thể hóa những tham vọng mang tầm quốc gia. Chip Hanxin nhanh chóng được ca tụng là phát minh quan trọng, là “niềm tự hào của dân tộc”, chứng tỏ ngành công nghiệp vi điện tử Trung Quốc không thua kém nước nào.
Khi Trần Kim công bố kết quả nghiên cứu hồi tháng 2/2003, báo chí Trung Quốc hào hứng cho là thời kỳ công nghệ chip ngoại thao túng Trung Quốc (chiếm 83% phần) đã cáo chung. Từ nay, ngành công nghiệp vi mạch Trung Quốc sẽ tiết kiệm hàng tỷ USD nhập chip nước ngoài. Hanxin sẽ là con chip ứng dụng trong điện thoại di động, máy ảnh số và tất cả các thiết bị kỹ thuật số “made in China”.
Anh hùng công nghệ cao
Căn cứ theo các báo địa phương, lời kể của đồng nghiệp và những gì ông Trần nói và viết, ông là người Phúc Kiến, sinh năm 1968. Sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Đồng Tế Thượng Hải, năm 1991, ông sang Mỹ học ngành kỹ thuật máy tính tại ĐH Texas. Bảy năm sau, ông lấy bằng cao học rồi tiến sĩ, công tác ở Trung tâm nghiên cứu của Công ty viễn thông đa quốc gia Motorola tại Austin, bang Texas.
Giáo sư Jacob Abraham, người hướng dẫn ông Trần làm luận án tiến sĩ kỹ thuật máy tính, có ấn tượng rất tốt về học trò của mình: “Cậu ấy là một sinh viên tài năng. Cậu ấy từng thử nghiệm một số ý tưởng mới về mạch analog”. Ông Trần cũng từng đứng tên chung với giáo sư trong một số bài báo đăng trên các chuyên san khoa học của Trường ĐH Texas.
Trở về Trung Quốc, Trần tiên sinh tiếp tục làm việc một thời gian cho chi nhánh Motorola ở thành phố Tô Châu trước khi chuyển về ĐH Giao thông Thượng Hải, là nơi chủ tịch Giang Trạch Dân từng đỗ đạt.
Vào thời điểm đó, công nghệ DSP là một ưu tiên của chính phủ. Tất cả nhà khoa học đều nhận được chỉ thị nhanh chóng chế tạo con chip có thể xử lý 200 triệu lệnh/giây. Nhiều công ty trong nước đã cố gắng hết mình nhưng không thể nào đuổi kịp Texas Instruments, người “anh cả” của thế giới về lĩnh vực này. Vì vậy, sự kiện ông Trần tuyên bố thiết kế và chế tạo được chip DSP làm cả nước, từ chính phủ đến giới khoa học, đều tự hào đặt cho nó cái tên “Chip Trung Quốc”.
Nhìn thành phần quan chức nhà nước có mặt trong cuộc họp báo công bố chip Hanxin-1 của tiến sĩ Trần Kim ngày 26/2/2003, đủ biết chính quyền Bắc Kinh coi trọng “phát minh khoa học” này cỡ nào. Đích thân Ủy viên truyền thông Ủy ban Hành chính Thượng Hải chủ trì cuộc họp báo. Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Phó thị trưởng Thượng Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Ủy ban Giáo dục Thượng Hải cũng đến dự.
Danh vọng như ập đến với nhà khoa học trẻ. Dân chúng bình luận ông xứng danh “anh hùng công nghệ cao”.
Ít được biết đến ở phương Tây nhưng ông Trần Kim đã trở thành một trong những nhà khoa học trẻ sáng giá nhất Trung Quốc. Chính phủ cấp cho ông một ngân sách nghiên cứu “khủng” mà tờ Epoch Times tiết lộ lên đến mười tỷ nhân dân tệ (1 tệ = 3.400 VNĐ) ~ 1.5 tỉ USD. ĐH Giao thông Thượng Hải bổ nhiệm ông làm Chủ nhiệm khoa Vi điện tử, một vị trí trong mơ đối với một nhà khoa học trẻ. Trường ĐH Thanh Hoa lừng danh ở Bắc Kinh cũng mời ông tham gia Chương trình Học giả Chang Jiang.
Phòng thí nghiệm của ông Trần với hơn 100 nhà nghiên cứu từng vinh dự được đón tiếp Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Hàng loạt công ty thiết kế chip DSP, trong đó có Ensoc hoạt động ở Texas, được ông thành lập với sự hậu thuẫn của chính quyền Thượng Hải, Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và công nghệ, Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia.
Năm 2004, ông tuyên bố đã phát triển thành công chip Hanxin 2 và 3. Lúc bấy giờ, các công ty của ông nhận được một hợp đồng sản xuất 3,5 triệu chip Hanxin và chuẩn bị ký với các hãng điện tử lớn thế giới như IBM những hợp đồng lớn.
Chuyện như đùa
Tháng 12/2005, một đồng nghiệp của ông Trần (báo chí và cơ quan điều tra không tiết lộ tên theo yêu cầu của đương sự) đã gửi thư đến ĐH Giao thông Thượng Hải và chính quyền các cấp, tố cáo giáo sư Trần lừa bịp, biến con chip DSP của Mỹ thành của mình. Sau đó, người này phanh phui vụ việc trong một bài báo đăng tải trên bản bố cáo điện tử (BBS) của ĐH Thanh Hoa Bắc Kinh ngày 17/1/2006. Với đầu đề Chuyện nội bộ chip Hanxin-1, bài báo vạch trần thủ đoạn lừa đảo đơn giản đến bất ngờ của giáo sư Trần Kim: mua chip 16 bit Freescale DSP56800 của hãng Motorola rồi cho nhân viên là người lao động nhập cư dùng giấy nhám đánh bay thương hiệu Motorola, in chồng lên trên logo Hanxin, giao cho các nhà máy sản xuất hàng loạt.
Tận dụng các mối quan hệ cá nhân, họ Trần đã xoay xở được nhiều giấy chứng nhận chip Hanxin là hàng “tự lực cánh sinh” từ những cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, Hanxin-1 được ĐH Giao thông Thượng Hải cấp giấy chứng nhận “Thiết kế ở Trung Quốc”, còn giấy chứng nhận “Sản xuất tại Trung Quốc” do Shanghai Zhongxin International cấp và “Đã hiệu chuẩn ở Trung Quốc” do Trung tâm Nghiên cứu và thiết kế vi mạch Thượng Hải cấp.
Bài báo còn tiết lộ các công ty của ông Trần, kể cả công ty Ensoc ở Austin (Mỹ), đã làm ăn thế nào khi nhận được những đơn đặt hàng “khủng” của chính phủ. Công ty Khoa học và công nghệ Hanxin của ĐH Giao thông Thượng Hải đã bác bỏ nội dung bài báo. Giáo sư Trần cũng tuyên bố mình bị vu cáo.
Trước khi cơ quan điều tra của Trường ĐH Giao thông Thượng Hải và của chính phủ vào cuộc, báo chí Trung Quốc (đặc biệt là tờ Minh Báo Hồng Kông) đã vạch mặt trò lừa của ông Trần. Câu hỏi lớn nhất là tại sao thủ đoạn lừa bịp hết sức đơn giản mà vẫn qua mặt được các nhà khoa học ưu tú và các trường đại học danh giá nhất Trung Quốc trong một thời gian dài?
Cuối cùng, ngày 12/5/2006, Tân Hoa Xã đưa tin chính phủ Trung Quốc xác định rằng giáo sư tiến sĩ Trần Kim đã ăn cắp công nghệ DSP của Mỹ và con chip Hanxin là hàng nhái, khiến Trung Quốc càng thêm tai tiếng “chuyên ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ” của các nước phương Tây. Chính quyền Bắc Kinh đình chỉ dự án Hanxin, thu hồi các quỹ dành cho dự án này. Ông Trần bị cấm hoạt động nghiên cứu trong các cơ quan nhà nước. ĐH Giao thông Thượng Hải cũng bãi nhiệm các chức vụ, tước bỏ mọi danh hiệu của ông Trần. Cái tên Chen Jin “biệt tích giang hồ” từ đó.
Hiện Chen Jin đã trốn về Hoa Kỳ với số tiền khổng lồ mà anh ta đã lừa đảo trong nhiều năm. Cư dân mạng Trung Quốc rất tức giận khi biết anh ta hưởng thụ cuộc sống nhờ số tiền mà anh ta lừa được ở Trung Quốc.
Bài báo được trích dẫn từ báo phunuonline, và lược dịch từ các trang báo nước ngoài uy tín.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin với từ khóa "Chen Jin Hanxin Fraud" ....
Sản phẩm mới
-
Soyes XS16
Dự kiến: 1,490,000 đ -
Balmuda Phone
Dự kiến: 2,690,000 đ -
Pixel 8 Pro
Dự kiến: 13,690,000 đ -
Google Pixel 8
Dự kiến: 10,690,000 đ -
Google Pixel 7A
Dự kiến: 6,490,000 đ -
INOI 288S 4G
Dự kiến: 1,150,000 đ -
Google Pixel 7 Pro
Dự kiến: 7,990,000 đ -
Google Pixel 7
Dự kiến: 6,790,000 đ -
Unihertz Atom
Dự kiến: 2,990,000 đ -
CAT S22 Flip
Dự kiến: 2,490,000 đ -
Sharp Aquos R5G
Dự kiến: 3,290,000 đ -
Blackview BV9900E
Dự kiến: 3,490,000 đ -
Sonim XP3800
Dự kiến: 990,000 đ -
Sharp Aquos Zero 2
Dự kiến: 2,490,000 đ -
Unihertz Jelly Star
Dự kiến: 5,990,000 đ